7/05/2011

Cầu vồng ngược ở Anh

Zing Me vừa có bài viết Xuất hiện cầu vồng ngược ở Anh, được NLĐ đăng lại.
Xuất hiện cầu vồng ngược ở Anh
Cầu vồng ngược xuất hiện trên bầu trời Anh.

Đây là hiện tượng tán sắc của các luồng ánh sáng từ mặt trời, khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Nhiều người dân ở đây đã có cơ hội hiếm hoi được tận mắt xem hình ảnh thiên nhiên kỳ thú này.

Ông Freeman, 35 tuổi, chủ một tiệm hàng ở Leicestershire cho biết: “Khi tôi ăn xong bữa tối, đi ra ngoài thì thấy cầu vồng ngược xuất hiện. Mọi người xung quanh tôi cũng rất thích thú. Đây là lần đầu tiên tôi được xem cảnh tượng thiên nhiên kỳ bí này”.

Xuất hiện cầu vồng ngược ở Anh
Xuất hiện cầu vồng ngược ở Anh

Nội dung hình như lấy từ nguồn tiếng Anh, tuy nhiên nếu Google kĩ hơn, ta sẽ tìm được nhiều điều thú vị.

Theo VnExpress đăng năm 2009, "Cầu vồng ngược" này thực ra không phải là cầu vồng. Hiện tượng này cũng xuất hiện rất nhiều lần ở Anh.
"Cầu vồng ngược" trên bầu trời nước Anh. Ảnh: National Pictures.

Thay vì được tạo ra bởi các hạt mưa, đó là kết quả của một hiện tượng hiếm gặp của bầu khí quyển bên ngoài Bắc cực và Nam cực.

Bình thường cầu vồng được tạo ra khi ánh sáng xuyên qua các hạt mưa và chiếu ra phía bên kia mà không thay đổi hướng, thì "nụ cười lung linh" này được hình thành khi ánh sáng chiếu qua muôn triệu tinh thể băng bé xíu trong lớp mây mỏng.

Do các tinh thể ở dạng dẹt và có 6 cạnh, chúng chuyển hướng ánh sáng và tạo ra một đường cong ngược, gọi là vòng cung thiên đỉnh. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi mặt trời ở thấp, khoảng dưới 32 độ tính từ đường chân trời.

Đường cong có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm, và hiện thoáng qua trên bầu trời, bởi mây thường trôi rất nhanh.

Nigel Blackwell, điều hành một doanh nghiệp tại Copthorne, gần Crawley, đã chụp được cảnh tượng ngoạn mục này vào tháng 2 năm nay. Hôm qua, ông cho biết: "Đó là một buổi sáng thứ bảy và con trai tôi đang rửa xe thì nhìn thấy nó. Cu cậu rất ngạc nhiên và gọi tôi ra xem. Tôi đã lấy máy ảnh và chụp hình. 'Nụ cười' xuất hiện trên bầu trời trong khoảng 5 phút rồi tự nhiên biến mất".

"Ấn tượng đầu tiên của tôi là nó là một cầu vồng ngược, nhưng hôm đó là một ngày nắng trong. Thật thú vị khi nhìn thấy bầu trời đang mỉm cười với mình".

Chuyên gia khí tượng học John Hammond nhận định: "Đây là một ví dụ tuyệt vời về vòng cung thiên đỉnh. Thật hiếm khi bắt gặp hiện tượng rõ rệt đến vậy".

"Ngoài việc xuất hiện tại nơi thích hợp và vào đúng thời điểm, mặt trời và mây cần phải tạo ra một góc sao cho vòng cung có thể hiện rõ như vậy ở phía dưới".

Theo 24h,

Đó là một hiện tượng quang học độc đáo, thú vị và không hề có liên quan đến những giọt nước mưa. Andrew G. Saffas - một nghệ sĩ kiêm nhiếp ảnh gia đã may mắn chụp lại được khoảnh khắc đáng nhớ này vào một buổi chiều có sương mù.

Về mặt vật lí thì đây không phải là cầu vồng, cũng không phải do tác giả của bức hình đã sử dụng kĩ xảo điện ảnh. Đây là một hiện tượng đặc biệt, và nguyên nhân của nó không hề có liên quan đến mưa, mà là kết quả của hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua một loại tinh thể lỏng.

Andrew G. Saffas, một nghệ sĩ kiêm nhiếp ảnh gia chuyên về các hiện tượng tương hợp, đã quan sát thấy loại “cầu vồng” này vào 3h51 phút một buổi chiều đẹp trời. Sáng ngày hôm đó có một trận mưa, điều này khiến ông cho rằng đây là một dị bản của ánh cầu vồng quen thuộc - hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa.

Kì thực hình ảnh mà Saffas trông thấy là một hiện tượng quang học có tên chuyên môn là Cung circumzenithal. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tán sắc của ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua một loại tinh thể lỏng mà mắt thường không nhìn thấy được trong một điều kiện khí hậu nhất định. Theo nghiên cứu thì loại tinh thể gây ra hiện tượng này không lớn hơn một hạt cát, có sáu mặt và chỉ xuất hiện ở độ cao từ 5 đến 8 km trong điều kiện thời tiết có sương mù và nhiều mây.

Cau vong nguoc

vào buổi chiều muộn của ngày này, khi ánh mặt trời buông xuống, bầu trời vẫn mang một màu xanh tươi sáng. Khi đó, ánh mặt trời có thể chiếu xéo qua những tinh thể lỏng. Chính hiện tượng này tạo ra sự tán sắc của các tia nắng và tạo ra những hình ảnh tương tự như người ta vẫn thấy ở các cầu vồng thông thường.

Tuy nhiên, cung bậc của loại cầu vồng này có thứ tự xuất hiện hoàn toàn ngược lại với màu sắc của cầu vồng bình thường. Các màu sắc cầu vồng thường nằm theo thứ tự đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Còn ở hiện tượng quang học này, màu đỏ hiện ra ở cuối và hai màu chàm và tím xuất hiện đầu tiên. Theo nghiên cứu của nhà vật lí học Joe Jordan, hiện tượng này sẽ kết thúc khi các tinh thể lỏng không còn tồn tại.


Share This
Subscribe Here

0 nhận xét:

 

Labels

360yahoo (209) useful (53) tip (50) photo (44) fun (37) vietnamese (33) download (31) free (31) website (31) camera (27) software (25) reader (23) news (22) install (18) travel (18) google (17) blog (12) friends (11) ebook (10) film (10) windows (10) humor (9) make (9) mobile (9) photoshop (9) auto (7) library (7) begin (6) pda (6) pocketpc (6) rss (6) boy (5) english (5) error (4) festival (4) rescue (4) sync (4) mobipocket (3) money (3) stock market (3) wood (3) a/h1n1 (2) calendar (2) contact (2) facebook (2) iphone (2) love (2) rumor (2) symbian (2) table (2) twitter (2) virus (2) android (1) cnn (1) flash rom (1) health (1) laptop (1) metastock (1) oscar (1) poetry (1) ringtone (1) robocon (1) rubik (1)

ShoutBox

Followers

Blog of Mr 107 Copyright © 2009 BeMagazine Blogger Template is Designed by Blogger Template
In Collaboration with fifa